Thiết kế là gì?

Thiết kế là gì?

Thiết kế là gì? Có rất lời nhiều giải thích, nhưng chưa có và sẽ không có lời giải thích nào là thỏa đáng. Trong bài viết này, Designs.vn sẽ mang đến lời giải thích của riêng mình và hy vọng giúp các bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về những ý nghĩa ẩn chứa bên trong từ thiết kế.

Hằng ngày, bạn nghe, đọc thấy: thiết kế kiến trúc, thiết kế nội thấtthiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thiết kế web, thiết kế truyền thông, thiết kế phần mềm… bạn cũng rất quen với những cụm từ: thiết kế ý tưởng, thiết kế chương trình, thiết kế giải pháp, thiết kế hệ thống, thiết kế chiến lược hay tái thiết kế… thậm chí, bạn còn nghe thấy: thiết kế một mối quan hệ hay thiết kế một bữa tối

Tại sao nhiều thứ phải thiết kế đến vậy? Hẳn vì thiết kế rất quan trọng? Đúng vậy, bởi có thiết kế mới có thế giới hôm nay. Thiết kế tạo ra các sản phẩm, thiết kế thúc đẩy thế giới phát triển không ngừng. Thiết kế làm cho cuộc sống của chúng ta tiện nghi và còn nhiều hơn thế nữa…

Vậy thiết kế là gì? Không có câu trả lời chung cho tất cả. Mỗi lĩnh vực khác nhau đều có câu trả lời đúng nhất cho riêng mình. Hiểu về thiết kế, thiết kế sẽ phục vụ chúng ta hiệu quả hơn và dù khác nhau thế nào thì mỗi thiết kế đều vẫn phải thỏa mãn những đặc điểm căn bản dưới đây:

1. Thiết kế phải có mục đích

Bất kỳ một thiết kế nào đều phải phải có mục đích cụ thể và được thực hiện bởi con người, xoay quanh con người đồng thời phải trả lời được cho câu hỏi: Nó để làm gì? Thiết kế là để làm rõ lý do ẩn khuất xung quanh sự sáng tạo ban đầu và là sự giải thích cuối cùng cho sự tồn tại của thiết kế đó, đồng thời là những cân nhắc về các khía cạnh thẩm mỹ, công năng, tôn giáo, triết học, địa lý, chính trị và văn hóa của cả đối tượng được thiết kế lẫn quá trình thiết kế

Mục đích của thiết kế cũng không cần phải to tát. Hãy thử nhìn xung quanh bạn xem, trong ngôi nhà của bạn, trên con đường bạn đi, nơi bạn làm việc. Tất cả những gì bạn thấy đều trải qua một quá trình của thiết kế bởi con người. Dù với mục đích này hay mục đích khác, ví dụ như nhà để ở, xe để đi lại, cốc để uống nước, bàn để ngồi, điện thoại để liên lạc, facebook để chia sẻ kết nối… thì đều là mục đích của thiết kế phải đạt được.

2. Thiết kế phải hữu dụng

Mục đích đã có nhưng thiết kế phải hữu dụng, phải giải quyết được những vấn đề mà con người đặt ra, làm cho tương tác của người dùng với môi trường trở nên tự nhiên và đầy đủ hơn. Thiết kế phải đo lường được. Hãy xem thiết kế của bạn làm được những gì?

– Thiết kế có sáng tạo ra cái gì đó mới mẻ?
– Thiết kế có làm cho cái đó tốt hơn?
– Thiết kế đó có phù hợp với nhu cầu ai đó?
– Bên trong thiết kế đó muốn nói điều gì?
– Thiết kế đó có giảm chi phí sản xuất không?
– Thiết kế đó có làm công việc hiệu quả hơn?
– Thiết đó có tạo ra một giá trị?…

3. Có thẩm mỹ và công năng

Thẩm mỹ (nghệ thuật) và công năng (khoa học) là 2 yếu tố không thể thiếu của một thiết kế. Nghệ thuật là sáng tạo ra một cái gì đó thể hiện tầm nhìn, ý tưởng và cảm xúc, còn khoa học là cách nó tồn tại để giải quyết một nhu cầu cụ thể. Steve Jobs nói: “Thiết kế không chỉ là những gì nó trông giống và cảm thấy như thế nào. Thiết kế là cách nó hoạt động như thế nào.”

Có đầy đủ những điều kiện trên. Đó là THIẾT KẾ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Exit mobile version