Bạn là sinh viên ngành thiết kế và muốn gắn bó lâu dài với nghề?

Bạn là sinh viên ngành thiết kế và muốn gắn bó lâu dài với nghề? Đừng là ai trong số những người này!

Bạn là sinh viên ngành thiết kế và muốn gắn bó lâu dài với nghề?

Bạn đang theo học một ngôi trường thiết kế với những kiến thức cơ bản. Và việc học tập của bạn đang khá ổn. Nếu bạn không muốn sự nghiệp thiết kế của mình chìm ngỉm trước khi tốt nghiệp, hãy chú ý đến thất bại của những người đi trước.

Dù bạn có thể nỗ lực rất nhiều để đạt được thành công, nhưng vẫn có một số sai lầm cần tránh. Dưới đây là năm thái độ về sinh viên thiết kế kiểu mẫu mà nếu là ai trong số họ, chắc chắn bạn sẽ sụp đổ và thất bại. Nó sẽ mang đến cho sự nghiệp non trẻ của bạn một bài học vô cùng đắt giá nếu phạm phải.

Và khi bạn đã chắc chắn bạn không thuộc một trong số này, bạn cần đảm bảo rằng mình có hồ sơ năng lực ấn tượng. Dưới đây là năm sai lầm mà sinh viên thiết kế cần tránh nếu muốn có một công việc ổn định.

1. Định giá quá cao cho sản phẩm

Người ta vẫn nói rằng, ranh giới  giữa sáng tạo và bắt chước rất mong manh. Vì vậy đừng vượt qua nó. Khi còn là sinh viên, bạn là một tờ giấy trắng, sẵn sàng để được vẽ nguệch ngoạc với những ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn copy phong cách của người khác, bạn cũng chỉ là một chiếc máy photocopy cũ kĩ. 

 

Nếu bạn đạo nhái ý tưởng của người khác và vấn đề đó được dư luận quan tâm thì họ sẵn sàng lên án, chỉ trích bạn công khai trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, sẽ mất một chặng đường dài nếu bạn muốn được nghiêm túc trở lại là một nhà thiết kế chân chính.

2. Làm những công việc vô nghĩa

Tất cả chúng ta đều biết ăn mặc cũng là cách một người thể hiện sự sáng tạo của mình. Nhưng quần skinny jean, áo sơ mi, tóc và kính không phải những thứ nhà thiết kế tự tạo nên. Đừng dành khoản vay sinh viên của bạn cho việc mua sắm quần áo và mong muốn thành công sẽ đến với mình khi bạn là một người có ngoài hình tốt và gu ăn mặc sành điệu.

 

Bất kỳ công ty thiết kế nào cũng sẽ chọn bạn nếu bạn có hồ sơ năng lực tốt, thái độ và sự sáng tạo của bạn quan trọng hơn và vẻ ngoài hào nhoáng của bạn. Hãy khẳng định bản thân bằng năng lực chuyên môn và đừng quá coi trọng vẻ bề ngoài.

3. Kẻ kiêu ngạo

 

Không ai thích một cái tôi quá cao – đặc biệt là từ một sinh viên. Tuy nhiên, đó lại là một thực trạng quá phổ biến. Chắc chắn, khi bạn đạt được vị trí mơ ước của mình và đang đi đúng con đường mà bạn đã hoạch định. Bạn sẽ trở nên tự mãn và nghĩ rằng công việc thật đơn giản so với trình độ của bạn. Đừng vội hài lòng với bản thân! Bởi kiến thức là vô hạn, và khi bạn giữ thái độ đó trong công việc thì đồng nghiệp sẽ dần xa lánh bạn bởi tính tự mãn của bạn. Hãy biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi và làm tốt hơn cả sự mong đợi của bản thân mình!

4. Đốt cháy giai đoạn

Khi bạn bắt đầu xây dựng một chuỗi các mối quan hệ, tất cả họ đều là những người bạn quý giá. Bạn không bao giờ biết họ có thể giới thiệu bạn với ai, hoặc giúp đỡ bạn như thế nào trong tương lai.

Hãy trân trọng những mối quan hệ đó và nuôi dưỡng chúng. Nó có thể mất thời gian – nhưng hãy nhớ rằng, mỗi mối quan hệ đều có ý nghĩa riêng của nó, và bạn không thể biết rằng họ sẽ giúp đỡ mình như thế nào trong tương lai. Nếu bạn tạo được một cú hích từ nỗ lực đầu tiên của mình và chưa hoàn toàn thành công, hãy bình tĩnh và cố gắng thêm một chút nữa nhé!

5. Kẻ đánh bóng

Nếu bạn đã vượt qua bốn rào cản trước đó, bạn nên là một người sáng tạo khiêm tốn, trung thực, có trình độ với tinh thần cá nhân và niềm đam mê học hỏi. Như vậy, bạn nhất định sẽ có một công việc tốt.

 

Bước cuối cùng là coi trọng giá trị cũng như phong cách. Có thể bạn có kỹ năng để tạo ra thứ gì đó nổi bật với Photoshop CC, nhưng đó không phải là thiết kế tuyệt vời. Hãy tập thói quen đưa các ý tưởng của bạn trở lại những điều cơ bản tuyệt đối trước khi bạn phát triển chúng.

Nói tóm lại, một ý tưởng tốt nằm ở chỗ bạn nắm được cốt lõi của vấn đề, khi bạn đi đúng hướng thì mọi việc sẽ trở nên thật tuyệt vời!

Nguồn: Quyên Nguyễn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *